Dịch vụ giặt thảm-ghế sofa
written by TrungLun0112
at Tuesday, 8 October 2013
Giặt thảm định kỳ hàng tuần, hàng tháng kết hợp phun hóa chất bảo trì thảm.
- Hút bụi, xử lý các vết bẩn lau ngày trên bề mặt thảm.
- Dùng máy chà thảm kết hợp với hóa chất xử lý vết bẩn trên bề , khử mùi chống hôi và ẩm mốc.
Dù hút bụi thường xuyên nhưng sau một thời gian sử dụng, bạn cần phải giặt thảm để tẩy các vết bẩn. Chất liệu thảm khác nhau đòi hỏi những phương pháp giặt khác nhau. Dưới đây là những phương pháp hiệu quả mà chúng tôi đang nghiên cứu và áp dụng cho từng loại thảm. Sao cho '' Thảm sạch, mà vẫn giữ được độ bền mới".
1. Thảm sợi nylon:
Loại này rất phổ biến nhờ tính năng bền, ít bị mốc. Thảm nylon thích hợp trải ở những khu vực đi lại nhiều. Để thảm bền, bạn phải vệ sinh thảm thường xuyên bằng các phương pháp như:
- Giặt bằng hơi nước: phun nước lên bề mặt thảm với áp lực mạnh để tẩy chất bẩn. Thảm sẽ khô nhờ hệ thống quạt.
- Giặt với máy giặt chuyên dụng: Phun dung dịch giặt thảm lên, sau đó dùng máy giặt thảm có đầu bàn chải thiết kế đặc biệt để chà.
- Bạn không nên sử dụng chất tẩy nhiều chlorine vì thảm rất dễ bạc màu. Khi phơi thảm, tránh phơi dưới nhiệt độ quá cao vì thảm sẽ bị biến dạng và giảm độ bền.
2. Thảm bằng len:
- Chất liệu len có từ nguồn gốc từ hữu cơ. Khi có đất bẩn bám vào bạn cần dùng bàn chải lông chà sạch. Thảm len dễ giặt sạch bằng các phương pháp giặt ướt, giặt khô.
- Tuy nhiên bạn không nên chà xát quá mạnh hoặc dùng nước quá nóng. Tránh dùng xà phòng nhiều chất tẩy, nhiều chloline vì làm thảm bạc màu.
- Sau khi giặt thảm, nên sấy khô nhanh chóng để tránh tình trạng ố vàng, không nên phơi thảm dưới nắng gắt hoặc ở nhiệt độ cao.
3. Thảm olefin:
- Loại chất liệu này còn có tên gọi khác là polypropylen. Loại thảm này giặt rất mau khô nhờ tính năng hút ít nước. Tuy nhiên loại thảm này cũng dễ hút dầu mỡ và khó tẩy.
- Khi muốn tẩy các vết này bạn nên dùng chất tẩy rửa có chứa chất hòa tan dầu mỡ. Thảm ofelin dễ giặt sạch bằng giặt khô, giặt ướt và giặt với chất tẩy dạng bọt.
4. Thảm bằng chất liệu sợi thiên nhiên như xơ dừa, cói:
- Loại thảm này rất dễ thấm nước, mốc, mục, nhanh phai màu và khó nhuộm lại. Loại thảm này chỉ nên giặt khô bằng hơi nước hoặc chất tẩy bọt.
- Trước tiên, bạn dùng chất tẩy bằng dung môi phun lên mặt thảm để tẩy chất bẩn.
- Tiếp đến, bạn dùng máy hút bụi để hút dung dịch giặt tẩy và chất bẩn ra khỏi thảm.
- Ngoài ra, thảm sợi thiên nhiên cần được hút bụi mỗi ngày, nhất là những nơi có nhiều người đi lại.
5. Thảm cotton:
- Loại thảm này thường được cấu tạo bằng những loại sợi cellulosic, có yếu điểm là dễ bị đổi màu, co rút nếu bị thấm nước lâu. Do vậy, bạn nên giặt bằng chất tẩy dạng bọt hoặc giặt khô bằng hơi nước.
- Không nên phun chất tẩy hoặc hơi nước quá nhiều sẽ làm thảm bị ướt quá mức cần thiết. Đồng thời khi giặt bạn không nên chà xát quá mạnh dễ làm sợi coton biến dạng và mất độ bền.
6. Làm sạch các vết bẩn do các chất axit:
- Nếu có chất chứa axít rớt lên mặt thảm, chúng ta phải xử lý thật nhanh để tránh tổn hại lớn.
- Trước tiên, đổ nước vào chỗ thảm bị dính axit để làm loãng lượng axit đó.
- Tiếp theo, dùng mút để hút hết nước trong vài lần.
- Sau đó, lau thảm bằng soda pha nước ấm.
- Cuối cùng, dùng nước sạch để tẩy rửa một lần nữa rồi làm khô tấm thảm. Cần dùng găng tay chống axit khi làm vệ sinh trong trường hợp này.
7. Làm sạch các vết bẩn do mực:
Dùng khăn sạch nhúng với dung dịch cồn 90% để lau vết mực. Không được đổ cồn trực tiếp lên tấm thảm dính mực.
8. Làm sạch các vết bẩn do nước bài tiết của trẻ em hay vật nuôi trong nhà:
- Sử dụng khăn giấy thấm để ngăn không cho vết bẩn lan rộng.
- Cho 1/4 muỗng cà phê nước rửa chén và một ly nước ấm để làm sạch vết bẩn trên thảm. Không được dùng các chất tẩy tự động.
- Dùng khăn giấy để thấm, hút nước trên vết bẩn… Các bước trên được làm đi làm lại vài lần cho đến khi thảm sạch hẳn.
- Dùng một lớp khăn giấy dày khoảng 1cm đặt lên chỗ thảm vừa được làm sạch, dùng các vật nặng để ép những tầm khăn giấy xuống. Lớp khăn giấy sẽ hút ẩm làm khô cho thảm … làm như vậy nhiều lần cho đến khi thảm khô hẳn
- Hút bụi, xử lý các vết bẩn lau ngày trên bề mặt thảm.
- Dùng máy chà thảm kết hợp với hóa chất xử lý vết bẩn trên bề , khử mùi chống hôi và ẩm mốc.
Dù hút bụi thường xuyên nhưng sau một thời gian sử dụng, bạn cần phải giặt thảm để tẩy các vết bẩn. Chất liệu thảm khác nhau đòi hỏi những phương pháp giặt khác nhau. Dưới đây là những phương pháp hiệu quả mà chúng tôi đang nghiên cứu và áp dụng cho từng loại thảm. Sao cho '' Thảm sạch, mà vẫn giữ được độ bền mới".
1. Thảm sợi nylon:
Loại này rất phổ biến nhờ tính năng bền, ít bị mốc. Thảm nylon thích hợp trải ở những khu vực đi lại nhiều. Để thảm bền, bạn phải vệ sinh thảm thường xuyên bằng các phương pháp như:
- Giặt bằng hơi nước: phun nước lên bề mặt thảm với áp lực mạnh để tẩy chất bẩn. Thảm sẽ khô nhờ hệ thống quạt.
- Giặt với máy giặt chuyên dụng: Phun dung dịch giặt thảm lên, sau đó dùng máy giặt thảm có đầu bàn chải thiết kế đặc biệt để chà.
- Bạn không nên sử dụng chất tẩy nhiều chlorine vì thảm rất dễ bạc màu. Khi phơi thảm, tránh phơi dưới nhiệt độ quá cao vì thảm sẽ bị biến dạng và giảm độ bền.
2. Thảm bằng len:
- Chất liệu len có từ nguồn gốc từ hữu cơ. Khi có đất bẩn bám vào bạn cần dùng bàn chải lông chà sạch. Thảm len dễ giặt sạch bằng các phương pháp giặt ướt, giặt khô.
- Tuy nhiên bạn không nên chà xát quá mạnh hoặc dùng nước quá nóng. Tránh dùng xà phòng nhiều chất tẩy, nhiều chloline vì làm thảm bạc màu.
- Sau khi giặt thảm, nên sấy khô nhanh chóng để tránh tình trạng ố vàng, không nên phơi thảm dưới nắng gắt hoặc ở nhiệt độ cao.
3. Thảm olefin:
- Loại chất liệu này còn có tên gọi khác là polypropylen. Loại thảm này giặt rất mau khô nhờ tính năng hút ít nước. Tuy nhiên loại thảm này cũng dễ hút dầu mỡ và khó tẩy.
- Khi muốn tẩy các vết này bạn nên dùng chất tẩy rửa có chứa chất hòa tan dầu mỡ. Thảm ofelin dễ giặt sạch bằng giặt khô, giặt ướt và giặt với chất tẩy dạng bọt.
4. Thảm bằng chất liệu sợi thiên nhiên như xơ dừa, cói:
- Loại thảm này rất dễ thấm nước, mốc, mục, nhanh phai màu và khó nhuộm lại. Loại thảm này chỉ nên giặt khô bằng hơi nước hoặc chất tẩy bọt.
- Trước tiên, bạn dùng chất tẩy bằng dung môi phun lên mặt thảm để tẩy chất bẩn.
- Tiếp đến, bạn dùng máy hút bụi để hút dung dịch giặt tẩy và chất bẩn ra khỏi thảm.
- Ngoài ra, thảm sợi thiên nhiên cần được hút bụi mỗi ngày, nhất là những nơi có nhiều người đi lại.
5. Thảm cotton:
- Loại thảm này thường được cấu tạo bằng những loại sợi cellulosic, có yếu điểm là dễ bị đổi màu, co rút nếu bị thấm nước lâu. Do vậy, bạn nên giặt bằng chất tẩy dạng bọt hoặc giặt khô bằng hơi nước.
- Không nên phun chất tẩy hoặc hơi nước quá nhiều sẽ làm thảm bị ướt quá mức cần thiết. Đồng thời khi giặt bạn không nên chà xát quá mạnh dễ làm sợi coton biến dạng và mất độ bền.
6. Làm sạch các vết bẩn do các chất axit:
- Nếu có chất chứa axít rớt lên mặt thảm, chúng ta phải xử lý thật nhanh để tránh tổn hại lớn.
- Trước tiên, đổ nước vào chỗ thảm bị dính axit để làm loãng lượng axit đó.
- Tiếp theo, dùng mút để hút hết nước trong vài lần.
- Sau đó, lau thảm bằng soda pha nước ấm.
- Cuối cùng, dùng nước sạch để tẩy rửa một lần nữa rồi làm khô tấm thảm. Cần dùng găng tay chống axit khi làm vệ sinh trong trường hợp này.
7. Làm sạch các vết bẩn do mực:
Dùng khăn sạch nhúng với dung dịch cồn 90% để lau vết mực. Không được đổ cồn trực tiếp lên tấm thảm dính mực.
8. Làm sạch các vết bẩn do nước bài tiết của trẻ em hay vật nuôi trong nhà:
- Sử dụng khăn giấy thấm để ngăn không cho vết bẩn lan rộng.
- Cho 1/4 muỗng cà phê nước rửa chén và một ly nước ấm để làm sạch vết bẩn trên thảm. Không được dùng các chất tẩy tự động.
- Dùng khăn giấy để thấm, hút nước trên vết bẩn… Các bước trên được làm đi làm lại vài lần cho đến khi thảm sạch hẳn.
- Dùng một lớp khăn giấy dày khoảng 1cm đặt lên chỗ thảm vừa được làm sạch, dùng các vật nặng để ép những tầm khăn giấy xuống. Lớp khăn giấy sẽ hút ẩm làm khô cho thảm … làm như vậy nhiều lần cho đến khi thảm khô hẳn